Lý thuyết Quãng_tám

Một ví dụ về quãng tám, kéo dài từ nốt G3 đến G4

Ta xét một nốt nhạc có tần số 400 Hz, như vậy nốt nhạc trên nó sẽ có tần số là 800 Hz, và nốt nhạc phía dưới nó là 200 Hz. Tỉ lệ của tần số hai nốt nhạc cách nhau một quãng tám là 2:1. Như vậy hai nốt nhạc cách nhau 2 quãng tám sẽ có tần số chênh nhau 4 lần, 3 quãng tám là 8 lần, và cứ thế. Ví dụ, hai nốt nhạc lần lượt có tần số 50 Hz và 400 Hz sẽ lần lượt cách nốt nhạc 100 Hz một và hai quãng tám, vì chúng lần lượt bằng ½ (hay 2 −1) và 4 (or 22) lần nốt nhạc 100 Hz.

Sau đồng âm, quãng tám là loại quãng âm đơn giản nhất trong âm nhạc. Hệ thống thính giác của người có xu hướng nghe hai âm thanh có âm cao cách nhau quãng tám là "như nhau" vì hai âm này có hòa âm liên quan rất chặt chẽ. Khi một quãng tám vang lên cùng lúc sẽ tạo ra một âm thanh rất dễ chịu trong âm nhạc. Chính vì vậy, trong hệ thống ký hiệu nhạc phổ của phương Tây hai nốt nhạc cách nhau một quãng tám sẽ có cùng tên gọi: ví dụ như tên của một nốt nhạc cách nốt A một quãng tám cũng là A. Hiện tương này gọi là tính tương đồng âm nhạc, một giả định rằng các âm cao cách nhau một hay vài quãng tám sẽ tương đồng với nhau trên nhiều mặt, điều này dẫn tới sự hình thành của quy ước "âm giai được định nghĩa bằng cách quy định rõ các quãng âm giữa một quãng tám".[3] Sự khái niệm hóa cao độ như là một thực thể có hai chiều: "độ cao của cao độ" (pitch height) thể hiện tần số tuyệt đối và "lớp cao độ" (pitch class) thể hiện vị trí tương đối trong quãng tám, vốn đã bao hàm chu kỳ quãng tám.[3] Vì vậy tất cả các nốt C trong bất kỳ quãng tám nào đều thuộc cùng một lớp cao độ. Tính tương đồng của quãng tám là một phần của gần như tất cả "các nền văn hóa âm nhạc phát triển", nhưng nó chưa phải là một "chuẩn" chung cho tất cả các nền âm nhạc thời kì sơ khai.[4][5]

Khỉ cũng cảm nhận được sự tương đồng trong các quãng tám, và nền tảng sinh học cho việc này dường như là một bản đồ quãng tám nằm trong vùng đồi não của bộ não động vật có vú[6] và sự nhật thức của tính tương đồng quãng tám trong các mạng lưới thần kinh tự tổ chức có thể hình thành thông qua việc phơi bày chúng dưới tác động của các nốt nhạc mà không có sự dẫn dắt nào, điều này bắt nguồn từ cấu trúc âm học của các nốt nhạc đó.[7] Các nghiên cứu cho thấy có tồn tại sự nhận thức về quãng tám của chuột (Blackwell & Schlosberg, 1943), trẻ sơ sinh (Demany & Armand, 1984),[8] và các nhạc sĩ (Allen, 1967) nhưng không xuất hiện ở loài chim sáo đá (Cynx, 1993), trẻ em 4-9 tuổi (Sergeant, 1983), hay những người không phải là nhạc sĩ (Allen, 1967).[3]

Trong khi từ "quãng tám" thường được hiểu là "quãng tám đúng" (P8), quãng âm của một quãng tám trong âm nhạc bao hàm cả những sự thay đổi trong lớp cao độ, điều này có nghĩa là từ nốt G♮ đến G♯ (cách nhau 13 nửa cung) được gọi là một quãng tám tăng (A8), và từ nốt G♮ đến G♭ (11 nửa cung) là một quãng tám giảm (d8). Các quãng tám tăng-giảm rất hiếm được dùng vì thông thường có một số nốt trùng âm thích hợp hơn; tuy nhiên phạm trù quãng tám phải được hiểu một cách đầy đủ về nội dung, vai trò và ý nghĩa của quãng tám trong âm nhạc.